Thông báo bất ngờ của Ukraine về việc vận hành F-16
Cầu trướcChiến sự Ukraine ngày 733: Ukraine lại rút quân ở Donetsk; Nga xem thường cấm vận
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.
Không thể tin nổi: Tiền điện cao hơn tiền thuê trọ
Nguyễn Nhật Quang (27 tuổi), ngụ tại 936 quốc lộ 1A, P.Thạnh Xuân, Q.12 (TP.HCM), dự đoán Việt Nam sẽ hòa với Thái Lan trong trận chung kết lượt về trên sân Rajamangala, với tỉ số 1-1 và giành chức vô địch chung cuộc với tỉ số 3-2. “Chúng ta bất lợi vì là sân khách. Tuy nhiên, tỉ số 2-1 trong trận lượt đi đủ khiến cho chúng ta yên tâm và hy vọng vào chức vô địch”, Quang nói. Quang kỳ vọng Xuân Son sẽ tỏa sáng và ghi bàn. Quang đánh giá rất cao Xuân Son vì thi đấu thông minh và tầm ảnh hưởng trên sân. Xuân Son với chiều cao 1,85 m và thể hình vạm vỡ, một mẫu cầu thủ lý tưởng cho những tình huống bóng bổng, nhưng điều quan trọng hơn là sự nhanh nhẹn, khả năng xử lý bóng cực kỳ điêu luyện. “Trong không khí căng thẳng của trận chung kết lượt về, những tố chất này sẽ rất cần thiết để Xuân Son có thể tạo ra sự khác biệt”, Quang nói.Nguyễn Nhật Nam, sinh viên Trường ĐH Văn Hiến, tin rằng Xuân Son sẽ có khả năng tạo ra cơ hội ghi bàn cho chính mình và đồng đội nhờ khả năng đi bóng linh hoạt, nắm bắt nhịp độ trận đấu rất tốt. Nam dự đoán rằng Xuân Son có thể tận dụng tốt các cơ hội từ những pha tấn công nhanh hoặc tình huống đối mặt với thủ môn rồi ghi bàn quyết định, giúp đội tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch. "Với những gì đã diễn ra từ đầu mùa giải đến nay, đội tuyển Việt Nam xứng đáng được vinh danh. Mình sẽ cùng bạn bè hội họp, dõi theo từng đường bóng của các cầu thủ trong trận chung kết", Nam chia sẻ.Ngoài cầu thủ Xuân Son thì đội tuyển Việt Nam còn nhiều cái tên được kỳ vọng sẽ ghi bàn trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 là: Hoàng Đức, Quang Hải, Tiến Linh…Nguyễn Thành Long, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết Thái Lan luôn là một đối thủ khó với đội tuyển Việt Nam. Tuy nhiên, đội tuyển của chúng ta đã có lợi thế ở trận chung kết lượt đi với tỷ số là 2-1.Theo Long, với dàn cầu thủ chất lượng, đặc biệt là có sự góp mặt của chân sút đang dẫn đầu danh sách vua phá lưới của giải đấu đến hiện tại là Nguyễn Xuân Son thì hy vọng đội tuyển Việt Nam sẽ lên ngôi vô địch lần này. “Mình yêu thích nhất cầu thủ Hoàng Đức. Đây là một trong những cầu thủ đẳng cấp nằm trong top đầu của các nước Đông Nam Á. Mình thích phong cách thi đấu của Hoàng Đức, đó là hình mẫu để những người trẻ học hỏi khi chơi bóng đá”, Long chia sẻ và kỳ vọng trong trận chung kết lượt về, 2 cầu thủ Xuân Son và Hoàng Đức sẽ là những người ghi bàn.Nói về đội tuyển Việt Nam, Long nhận thấy lối chơi khá gắn kết, chú trọng kiểm soát bóng. Tuy nhiên, ở hàng thủ đôi lúc hơi mất tập trung. “Hy vọng rằng trong trận chung kết lượt về, đội tuyển Việt Nam sẽ chắt chiu cơ hội, tập trung và thi đấu hết mình, đem vinh quang về cho nước nhà”, Long chia sẻ.Đỗ Ngọc Thúy An, sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM, bày tỏ sự kỳ vọng mạnh mẽ vào Quang Hải. Thúy An cho rằng đây là cơ hội lớn để cầu thủ này chứng tỏ tài năng và tạo dấu ấn lớn trong một trận đấu quan trọng.“Quang Hải luôn là một trong những cầu thủ được người hâm mộ yêu mến và tin tưởng. Mình đặc biệt kỳ vọng rằng Quang Hải sẽ có thể dẫn dắt các đợt tấn công, làm chủ tuyến giữa và tận dụng khoảng trống để thực hiện những pha dứt điểm bất ngờ. Sự sáng tạo và kỹ thuật cá nhân của Quang Hải sẽ là yếu tố quyết định giúp đội tuyển Việt Nam tạo ra sự khác biệt trong những phút quan trọng của trận đấu”, Thúy An chia sẻ.Còn Nguyễn Việt Hoàng (27 tuổi), ngụ tại 57/41 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM, thì kỳ vọng cầu thủ Tiến Linh sẽ ghi bàn. Với phong độ ổn định và khả năng dứt điểm sắc bén, Tiến Linh là một trong những mũi nhọn tấn công đáng sợ của đội tuyển Việt Nam. Hoàng mong rằng Tiến Linh sẽ tiếp tục duy trì sự thăng hoa, nhất là trong những pha tấn công trực diện. Tiến Linh có thể là người ghi bàn quyết định, với khả năng tận dụng tốt các cơ hội trong vòng cấm đối phương. “Dù kết quả thế nào mình vẫn đi bão ăn mừng, vì đội tuyển Việt Nam đã quá tuyệt vời”, Hoàng chia sẻ.
Lực lượng tuần duyên Malaysia hôm nay 3.1 thông báo họ đã tăng gấp đôi số lần tuần tra trên vùng biển nước này để xác định vị trí những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ, theo Reuters.Trước đó, cảnh sát Malaysia đã bắt giữ 196 người di cư Myanmar không có giấy tờ vào sáng sớm nay 3.1, sau khi thuyền của họ cập vào một bãi biển trên đảo nghỉ dưỡng Langkawi thuộc bang Kedah của Malaysia, theo Reuters."Dựa trên thông tin mà lực lượng tuần duyên nhận được, có thêm hai chiếc thuyền chở người di cư Myanmar không có giấy tờ trên biển nhưng vẫn chưa rõ vị trí chính xác của họ", Lực lượng tuần duyên Malaysia cho hay trong một thông báo.Lãnh đạo Lực lượng tuần duyên Malaysia Mohd Rosli Abdullah cho biết thêm giới chức đang tuần tra vùng biển phía bắc ngoài khơi Langkawi và các khu vực biên giới, và đã sắp xếp việc tiến hành giám sát trên không để xác định vị trí của những chiếc thuyền nói trên.Lực lượng tuần duyên Malaysia cũng đang liên lạc với giới chức Thái Lan để xác định hướng di chuyển của những chiếc thuyền chở người di cư Myanmar, theo ông Mohd Rosli.Trước đó cùng ngày, báo The Star của Malaysia loan tin khoảng 200 người tị nạn Rohingya từ Myanmar đã cập bờ tại Langkawi. Người Rohingya là cộng đồng thiểu số chủ yếu theo Hồi giáo ở Myanmar.Lực lượng tuần duyên Malaysia không nêu rõ liệu những người di cư bị bắt giữ nói trên có phải là người Rohingya hay không.Khoảng 1 triệu người Rohingya đã bỏ chạy, chủ yếu là sang nước láng giềng Bangladesh, để tránh cuộc tấn công quân sự của Myanmar được phát động vào tháng 8.2017, một chiến dịch mà các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc mô tả là một ví dụ điển hình về thanh trừng sắc tộc, theo Reuters. Chính quyền quân sự Myanmar đã bác bỏ các cáo buộc.Malaysia lâu nay là điểm đến ưa thích của người Rohingya chạy trốn khỏi Myanmar hoặc các trại tị nạn ở Bangladesh.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Malaysia đã từ chối tiếp nhận những chiếc thuyền chở người tị nạn Rohingya và tập hợp hàng ngàn người trong các trung tâm giam giữ đông đúc như một phần của chiến dịch phản đối những người di cư không có giấy tờ.Từ năm 2010-2024, giới chức Malaysia đã bắt giữ 2.089 người di cư Myanmar không có giấy tờ cố nhập cảnh vào nước này bằng đường biển, theo Lực lượng tuần duyên Malaysia.
Người đàn ông nói dối khi hiến tặng tinh trùng, đã có 550 con ở nhiều nước
Ngày 9.1, UBND TP.Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT tháo gỡ vướng mắc, sớm cho phép cảng Tiên Sa được tiếp nhận tàu khách ở 3 bến còn lại, nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch tàu biển.Theo UBND TP.Đà Nẵng, căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16.1.2017 của Bộ Chính trị, thời gian qua TP.Đà Nẵng đang nỗ lực mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tập trung phát triển du lịch tàu biển với việc chú trọng tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt là hạ tầng cảng biển để phục vụ cho phát triển du lịch tàu biển, đồng thời tăng cường xúc tiến quảng bá, xây dựng Đà Nẵng thành điểm đến an toàn, thân thiện và mến khách.Nhằm tiếp tục phát triển du lịch tàu biển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, UBND TP.Đà Nẵng đề xuất giải pháp chống ùn tắc tại cảng Tiên Sa.Năm 2023, cảng Tiên Sa đón 21 tàu khách với 33.543 hành khách, năm 2024 đón 46 lượt tàu khách với 73.475 hành khách (tăng gấp 2,2 lần so với năm 2023).Năm 2025, cảng Tiên Sa dự kiến đón 77 lượt tàu với 121.373 hành khách (tăng 1,7 lần so với 2024), trong đó chỉ riêng quý 1 dự kiến đón 27 lượt tàu với hơn 41.000 lượt khách.Tuy nhiên, hiện nay cảng Tiên Sa chỉ được tiếp nhận tàu cỡ lớn ở 2/5 bến lớn (bến 3, 4), 3 bến còn lại chưa công bố công năng tiếp nhận tàu khách, gây hạn chế cho việc tiếp nhận số lượng tàu khách cũng như thời gian lưu cảng của tàu du lịch.Cụ thể, từ cuối tháng 12.2024 đến nay, các tàu container, tàu hàng tổng hợp, đặc biệt là tàu khách du lịch có lịch trình đến cảng Tiên Sa đã không thể cập cảng để làm hàng, tham quan, dẫn đến tàu phải chờ tại vịnh Đà Nẵng.Một số tàu bỏ tuyến không ghé Đà Nẵng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ách tắc dòng luân chuyển hàng hóa; ảnh hưởng lịch trình tàu khách, du khách không ghé Đà Nẵng...Công ty CP cảng Đà Nẵng đề xuất tạm thời cho các bến Tiên Sa 1, 2 và 5 được tiếp nhận tàu khách, để cầu cảng chuyên dụng phục vụ tàu container số 3, 4 được duy trì liên tục tiếp nhận tàu container nhằm giảm thời gian chờ đợi đối với các tàu container đang neo đậu tại vịnh Đà Nẵng.Do đó, UBND TP.Đà Nẵng kiến nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải xem xét, sớm cho chủ trương tạo điều kiện được cấp phép bổ sung công năng tiếp nhận tàu khách 3 bến cảng còn lại của cảng Tiên Sa để tăng hiệu quả khai thác, nâng cao năng lực tiếp nhận tàu khách, tăng thời gian cập tại cảng.